Tôm hùm là loại hải sản cao cấp. Tuy nhiên ăn tôm hùm như thế nào để cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt không phải ai cũng biết. Cho dù đó là tôm hùm Alaska đắt đỏ hay tôm hùm đất, tôm hùm xanh, tôm hùm bông thì bạn cũng không nên bỏ qua những lưu ý giúp cho bữa ăn trở nên hoàn hảo hơn.
Cùng điểm danh một vài lưu ý dưới đây giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng một cách tốt nhất mà không tác động xấu đến cơ thể trong bài viết sau đây với chúng tôi nhé!
Tôm hùm không thể thiếu trong những bàn tiệc hải sản cao cấp
1️⃣ Không ăn vỏ tôm hùm
Nhiều người nghĩ rằng nên ăn cả vỏ để hấp thụ thêm lượng canxi quý giá có trong đó. Thực tế thì vỏ tôm chỉ chứa chất kitin, thậm chí chất này khi ăn vào còn khó tiêu hóa.
Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là chúng ta sẽ lãng phí vỏ tôm. Vỏ tôm hùm có thể tận dụng để nấu nước dùng, tạo màu tôm cho những món ăn khác. Đối với gia đình có trồng rau tại nhà thì đây là nguồn nguyên liệu tốt để làm ra phân ủ bón cho cây tươi tốt.
Vỏ tôm hùm quá cứng để có thể ăn
2️⃣ Không nên ăn hoặc chế biến tôm hùm với ớt
Ớt thường được mọi người áp dụng trong nấu ăn như ướp gia vị, làm nước chấm, muối chấm, hay ăn sống, tuy nhiên nếu chế biến cùng tôm hùm nó sẽ làm giảm thấp giá trị dinh dưỡng của tôm, hơn nữa còn tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc cao. Thay vào đó, sử dụng hạt tiêu để làm nổi bật cho món ăn.
3️⃣ Không nên sử dụng thực phẩm giàu vitamin C sau khi ăn tôm hùm
Hải sản nói chung và tôm hùm nói riêng chứa một lượng lớn asen hóa trị 5 (chất này không gây độc cho cơ thể). Nhưng nếu nấu chung cũng như ăn các loại quả giàu vitamin C ngay sau khi ăn tôm hùm, nó sẽ kết hợp với asen hóa trị tạo thành chất có hại cho sức khỏe.
Không nên ăn quá nhiều tôm hùm 1 lần
Cái gì quá cũng không tốt, nếu ăn tôm hùm quá nhiều 1 lần sẽ dẫn tới khó tiêu. Đồng thời cơ thể cũng không thể hấp thụ hết chất dinh dưỡng. Khẩu phần một lần ăn cho một người lớn khoảng 100gr, tối đa 220gr thịt tôm mỗi ngày. Riêng trẻ em thì nên ăn từ 20gr - 80gr, tuỳ theo độ tuổi.
Mỗi lần ăn với một lượng vừa phải để cơ thể hấp thu hết dinh dưỡng có trong tôm hùm
4️⃣ Không nên ăn tôm tái, sống
Cơ thể tôm có thể có ký sinh trùng sinh sống, đặc biệt là phần đầu tôm nên việc ăn tôm tái, sống có thể khiến cơ thể người bị nhiễm ký sinh trùng. Vậy nên mọi người không nên ăn tôm tái, sống, đặc biệt là trẻ em.
5️⃣ Bạn không nên ăn tôm hùm nếu bạn bị những bệnh dưới đây
Là bệnh nhân gút (gout): Bệnh gút không nên ăn quá nhiều đạm hay thức ăn bổ, mà tôm hùm lại thuộc loại thức ăn giàu dinh dưỡng. Tuy tôm hùm là món ăn không thể cưỡng lại nhưng ăn chúng có thể sẽ làm căn bệnh gút của bạn trầm trọng hơn đấy.
Bị ho: Với những người bị ho cũng cần tránh ăn tôm. Dị ứng tôm cũng khiến cho tình trạng ho nặng hơn. Vị tanh của tôm và phần vỏ cứng ma sát với niêm mạc họng cũng gây nên tình trạng ho dai dẳng, ảnh hưởng đến hệ hô hấp, nhất là đối với trẻ nhỏ.
Dị ứng với hải sản: Tôm hùm là hải sản, tất nhiên rồi, vì vậy nếu bạn dị ứng các loại hải sản khác thì không nên ăn.
Hàm lượng acid uric trong máu cao và viêm khớp: Purin trong tôm hùm nếu dung nạp quá nhiều, chúng sẽ dễ tích tụ các tinh thể acid uric trong khớp khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Bị đau mắt: Khi có triệu chứng đau mắt đỏ hoặc bất kỳ vết thương hở nào, bạn nên tránh xa tất cả các loại hải sản. Tôm hùm cũng vậy, dù món này có ngon đến đâu đi nữa, chờ vài ngày khỏi rồi ăn thỏa thích nhé.
Gặp vấn đề về tuyến giáp: Tôm hùm cũng như các hải sản khác chứa nhiều I-ốt có thể làm bệnh về tuyến giáp của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.
Mắc bệnh tiểu đường: Tôm hùm chứa lượng cholesterol tương đối cao, vì vậy, ăn tôm hùm có thể ảnh hưởng xấu đến bệnh nhân tiểu đường.
Hải Sản Phương Nam hy vọng sẽ giúp ích cho quý bạn đọc khi lựa chọn hải sản cao cấp
Tìm hiểu thêm:
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÁCH TÔM HÙM RA KHỎI VỎ
NHỮNG LƯU Ý KHI SƠ CHẾ TÔM HÙM